16,345 lượt xem
Bệnh nấm phổi: do nấm Aspergillus fumigatus và A. Flavus gây ra ở gà, vịt và ngan, đặc biệt nguy hiểm ở gia cầm con. Bệnh nấm diều: do nấm Candida albicans gây ra.
1. Triệu chứng
– Nấm phổi: Gà bệnh khó thở, thở hổn hển, vươn dài đầu há mồm thở (đớp không khí), đặc biệt không nghe tiếng khò khè, chảy nước mũi như ở một số bệnh đường hô hấp khác (IB, LTI, CRD,…). Giảm ăn, chậm lớn, tiêu chảy. Gà con bị bệnh có trạng thái chung xấu đi và thường ngủ lịm, biểu hiện thần kinh. Gà lờ đờ, chân khô, cơ thể gầy. Trong chăn nuôi tập trung, bệnh thường phát ra đồng loạt và gà chết nhanh sau 1-2 ngày ở gia cầm non từ 1 đến 2 tuần tuổi. Thể bệnh mãn tính thường thấy ở gia cầm trưởng thành, viêm đường hô hấp điển hình kéo dài. Gia cầm chết do gầy rạc và suy hô hấp
– Viêm kết mạc một hoặc hai mắt, sưng phồng quanh mắt, chảy nước mắt ngày càng tăng dẫn đến mù, gầy và chết.
– Nấm diều: Triệu chứng chính gà bệnh giảm hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước. Diều căng đầy dịch. Xách ngược từ mồm gà dịch chảy thành dòng liên tục. Trên niêm mạc diều có nhiều u nấm nhỏ màu trắng ngà.
2. Bệnh tích:
Phổi, màng phổi và túi khí có những hạt lấm tấm màu vàng, xanh xám có kích cỡ bằng đầu đinh ghim, hạt đỗ, bấm thấy cứng và dai, đó chính là các ổ nấm. Nhiều trường hợp, từ các ổ nấm này phát triển sang thanh quản, gan, ruột, não, thậm chí cả ở mắt. Trên túi khí và màng phúc mạc có dịch đục fibrin mủ tạo thành từng đám màu ghi vàng.
3. Phòng, trị bệnh:
Luôn đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ: chất độn chuồng sạch, không ẩm mốc, được phun Sulfat đồng để sát trùng; thức ăn, nguyên liệu thức ăn có phẩm chất, không mốc; thường xuyên sát trùng kho trứng, máy ấp.
– Hộ lý: Vệ sinh sát trùng chuồng nuôi, chất độn…Tẩy uế (sulfat đồng 1%), ND.Iodine
– Cho uống thuốc 5 – 7 ngày
+ Flagystine: 10 g/2 – 3 lít nước uống
+ Kết hợp cho uống thêm một trong các loại kháng sinh: Kháng sinh tổng hợp TD.Tyloxylin, Flocin 200
+ Kết hợp thêm thuốc giải độc gan: TD-Bổ gan thận