Đây là bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostrium perfringens typ C (Gram +) gây ra ở gà thuộc mọi hình thức chăn nuôi.
1. Nguyên nhân
Bệnh có thể ghép với bệnh Cầu trùng hoặc xảy ra sau khi thay đổi thức ăn. Mật độ nuôi chật hoặc chuyển đàn có thể tạo điều kiện cho bệnh phát nhanh hơn
2. Triệu chứng
– Bệnh xảy ra ở thể cấp tính với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Bệnh có tính dịch địa phương và thường xảy ra ở đàn gà thịt 4-8 tuần tuổi.
– Bệnh xảy ra với thể cấp tính và thể mãn tính. Gà bệnh giảm ăn, chậm chạp, ỉa phân khô có màu đen, đôi khi lẫn máu và nhầy gần giống triệu chứng bệnh Cầu trùng. Gà hay nằm sấp gục đầu, xã cánh, không thể tự đứng và không thể đi lại được. Tỷ lệ chết trong khoảng 5- 25%.
– Trong thể mãn tính triệu chứng lâm sàng không điển hình. Gà chậm lớn, giảm cân, trong khi vẫn ăn uống bình thường và bị chết do gầy.
3. Bệnh tích
– Xác gầy ốm, niêm mạc ruột non sưng phồng, viêm, xuất huyết.
– Trong ruột niêm mạc sưng có dịch màu xanh sau chuyển sang màu nâu. Giai đoạn cuối có chất bựa màu xanh hoặc nâu phủ trên niêm nạc ruột. Lớp phủ này mỏng và bóc ra dễ dàng.
– Tổn thương ở đường tiêu hóa có khác nhau. Đặc biệt ở phần ruột già, chất chứa trong đường tiêu hóa có màu đậm, dính chặt và thối. – Bệnh viêm loét kéo dài có thể thủng ruột, phân tràn ra ngoài gây viêm dính phúc mạc.
4. Phòng bệnh
Vệ sinh sạch sẽ, phun thuốc sát trùng định kỳ, bắt gà giống ở những nơi sạch mầm bệnh. Hiện nay chưa có vacxin phòng bệnh này nên dùng kháng sinh phòng bệnh định kỳ, mỗi tháng cho uống 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 2 – 3 ngày. Mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
5. Điều trị
Cho uống một trong các loại thuốc sau:
+ TD.COLI-AMOXY (1 g/3 – 4 lít nước)
+ TD.AMOX 50% (1 g/3- 4 lít nước)
– Con tiêu chảy phân lẫn máu tươi nặng cần tiêm ngay kháng sinh TD.SLA @ 4.0 (1 ml/10 kg thể trọng)